Halichoeres biocellatus
Halichoeres biocellatus | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Labriformes |
Họ (familia) | Labridae |
Chi (genus) | Halichoeres |
Loài (species) | H. biocellatus |
Danh pháp hai phần | |
Halichoeres biocellatus Schultz, 1960 |
Halichoeres biocellatus là một loài cá biển thuộc chi Halichoeres trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1960.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ định danh biocellatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: bi ("hai") và ocellatus ("có đốm lớn"), hàm ý đề cập đến hai đốm xanh đen trên vây lưng của cá con và cá cái.[2]
Phạm vi phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Từ vùng biển phía nam Nhật Bản, H. biocellatus được phân bố trải dài xuống phía nam, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến bang New South Wales (Úc) và rạn san hô Great Barrier, cũng như bãi cạn Rowley và rạn san hô Ningaloo, xa về phía đông đến quần đảo Marshall và quần đảo Samoa.[1][3]
Tại Việt Nam, H. biocellatus được ghi nhận tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[4] các vịnh ở Khánh Hòa và Ninh Thuận;[5] cũng như tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[6]
H. biocellatus sống trên các rạn viền bờ, nơi có nền đáy cát với nhiều san hô lẫn đá ở độ sâu khoảng 4–50 m.[1]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]H. biocellatus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 12 cm.[7] Cá đực có màu nâu lục với các dải sọc cam và xanh lục trên đầu, nhạt dần và biến mất về phía thân. Cá cái có nhiều màu sắc hơn khi có thêm các sọc màu hồng, xanh lam và tím trên cơ thể, và một cặp đốm tròn màu xanh lam thẫm/đen trên vây lưng (tiêu biến khi trưởng thành hoàn toàn). Cá con có màu đỏ với các đường sọc trắng dọc theo chiều dài cơ thể; ngoài cặp đốm trên vây lưng như cá cái thì cá con có thêm một đốm đen nhỏ trên gốc vây đuôi.[8][9]
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12; Số tia vây ở vây ngực: 13; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 27.[3]
Sinh thái học
[sửa | sửa mã nguồn]Thức ăn của H. biocellatus chủ yếu là các loài thủy sinh không xương sống. Chúng thường bơi theo từng nhóm nhỏ.[7] Cá mú con của loài Anyperodon leucogrammicus có thể bắt chước kiểu hình của H. biocellatus để có thể dễ dàng tiếp cận con mồi.[10]
Thương mại
[sửa | sửa mã nguồn]H. biocellatus được đánh bắt trong các hoạt động buôn bán cá cảnh.[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Cabanban, A.; Pollard, D. & Choat, J. H. (2010). “Halichoeres biocellatus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187565A8570025. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187565A8570025.en. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
- ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 316. ISBN 978-0824818951.
- ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Halichoeres biocellatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Joe Shields (biên tập). “Halichoeres biocellatus Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
- ^ Bray, D. J. & Thompson, A. (2020). “False-eyed Wrasse, Halichoeres biocellatus Schultz 1960”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Russell, Barry C.; Allen, Gerald R.; Lubbock, H. Roger (1976). “New cases of mimicry in marine fishes”. Journal of Zoology. 180 (3): 407–423. doi:10.1111/j.1469-7998.1976.tb04685.x. ISSN 1469-7998.